Tóm tắt: Phần lớn tài liệu sưu khảo, công trình nghiên cứu về các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ nói chung, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương nói riêng, chỉ đề cập đến đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Văn Huyên (Đoàn Minh Huyên) sáng lập. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, tôn giáo này đã xuất hiện nhiều chi phái, trong đó có chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc. Kế thừa về tư tưởng giáo lý từ Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên nhưng Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc có sự khác biệt. Bài viết tìm hiểu những nội dung cơ bản về Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc qua các bình diện: sự ra đời, đặc điểm tư tưởng giáo lý và nghi thức thờ cúng của chi phái.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 năm 2019
Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu - Mai Thị Minh Thy
Tóm tắt: Hầu hội là một trong hai hình thức lên đồng đã và đang tồn tại trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Đà Lạt. Nghi lễ này được thực hiện bởi các thanh đồng người Việt gốc Huế và các tỉnh miền Trung di cư đến vùng đất này. Bài viết tìm hiểu những đặc trưng trong nghi lễ hầu hội trong so sánh với nghi lễ hầu đồng theo kiểu miền Bắc, đồng thời nêu ra một số tác động tích cực cùng hạn chế của nghi lễ này trong đời sống tâm linh của một bộ phận cư dân Việt tại Đà Lạt, Lâm Đồng hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 năm 2019
Tác giả: Bùi Thị Thoa
Tóm tắt: Từ năm 1802 đến năm 1883, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan chuyên môn của triều đình, trong đó có Khâm Thiên giám, triều Nguyễn đã hoạch định và triển khai thành công các chính sách phù hợp, thiết thực đối với đội ngũ quan lại. Từ nguồn tư liệu rời rạc, tản mạn trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn, qua tổng hợp có thể thấy rằng, ở giai đoạn này, ba chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, lương bổng và thưởng phạt đã được các hoàng đế triều Nguyễn áp dụng đối với các quan lại Khâm Thiên giám. Nghiên cứu dưới đây góp phần làm sáng tỏ nội dung của từng chính sách.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 1 năm 2019
Tác giả: Trương Anh Thuận