Tóm tắt: Tôn giáo mới là một hiện tượng đang tồn tại trong đời sống tôn giáo đương đại, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội và là một trong những vấn đề trọng tâm của tôn giáo học hiện đại. Có rất nhiều các định nghĩa về các tôn giáo mới, và các tôn giáo mới cũng đa dạng, phức tạp đến mức không thể phân loại, đặc biệt là tôn giáo mới có nguồn gốc bản địa. Trong hội thảo quốc tế về tôn giáo mới ở Hàn Quốc năm 2016, các học giả, nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia cũng đặt ra những vấn đề lý luận, phân loại, đặc điểm và khung lý thuyết cho việc nghiên cứu tôn giáo mới ở các quốc gia Đông Á. Cùng với xu hướng này, bài viết nhằm khảo sát các định nghĩa, phân loại và làm rõ đặc điểm chung của tôn giáo mới có nguồn gốc bản địa ở Việt Nam và các quốc gia các quốc gia Đông Á.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THOẠI LINH
Tóm tắt: Khi quân đội Trung Quốc vào Đông Dương dưới danh nghĩa tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật thì cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 ở nước ta đã thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập. Việt Nam đã có tư cách một quốc gia độc lập để tiếp đón quân Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đưa quân vào Việt Nam, chính phủ Trung Hoa Dân quốc không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ giải giáp Nhật mà còn nhân cơ hội này để tìm kiếm những lợi ích về chính trị, kinh tế thông qua việc xử lý các mối quan hệ Hoa - Việt, Hoa - Pháp... ở Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian đưa quân vào Việt Nam, Trung Hoa Dân quốc đã có những động thái gây ảnh hưởng phức tạp đến chính trị ở Việt Nam. Đồng thời, những động thái này cũng cho thấy thái độ của chính quyền Tưởng Giới Thạch luôn đứng trên quyền lợi của mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến độc lập của Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THANH TIẾN
Tóm tắt: Chứng minh là hoạt động quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng và hoạt động chứng minh của luật sư là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình này. Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự cũng được thể hiện thông qua hoạt động chứng minh của luật sư. Bài viết phân tích một số vấn đề liên quan đến hoạt động chứng minh của luật sư như quyền chứng minh, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa hoạt động chứng minh của luật sư với chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN VĂN MINH
Tóm tắt: Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu di cư từ nơi gốc, bài viết phân tích số liệu điều tra mẫu đại diện của 2100 hộ tại 21 xã của 7 tỉnh Tây Nam Bộ năm 2016 về người lao động di cư và tiếp cận chính sách an sinh xã hội. Kết quả cho thấy đặc điểm của người lao động di cư có sự phân hóa rõ rệt theo khu vực kinh tế và không gian di cư. Người lao động di cư trong khu vực chính thức tiếp cận khá đầy đủ với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và đào tạo chuyên môn tay nghề, trong khi những người trong khu vực phi chính thức thì rất hạn chế. Tỷ lệ được đào tạo thấp, đào tạo ngắn hạn, đào tạo thiếu hiệu quả, và ít gắn kết với nơi đến là những trở ngại để người lao động di cư thích ứng với bối cảnh chuyển đổi nhanh và tạo dựng cuộc sống ổn định.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH KHOA
Tóm tắt: Ở Việt Nam, phương pháp khảo sát lịch sử cộng đồng dường như ít khi được vận dụng để nghiên cứu di dân. Cách tiếp cận chủ đạo là điều tra định lượng, trong khi phương pháp này thường bị phê phán là không cung cấp bối cảnh lịch sử cụ thể của các cộng đồng được khảo sát. Thông qua trường hợp hai xã nông thôn ở tỉnh Tiền Giang, bài viết trình bày quy trình vận dụng phương pháp này để khảo sát động thái dân cư của hai cộng đồng dựa trên các chỉ dẫn rút ra từ lý thuyết tương đối văn hóa. Bài viết đưa ra nhận xét rằng: 1/ Các làn sóng di dân của các cộng đồng sẽ khác nhau vào những thời điểm lịch sử khác nhau; và trong cùng giai đoạn lịch sử, mỗi cộng đồng lại có các động thái dân cư khác biệt. 2/ Những khác biệt này bị chi phối bởi tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương. 3/ Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp lại chịu sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và việc người nông dân vận dụng mạng lưới xã hội để học cách thức nuôi trồng mới.
Nguồn:
Tác giả: TRẦN KHÁNH HƯNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​