Tóm tắt: Những năm gần đây, thực tiễn sáng tác và hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học về đề tài lịch sử ở Việt Nam đã có nhiều tìm tòi, đổi mới. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử vẫn còn khá sơ lược. Thông qua việc tìm hiểu và chỉ rõ những vấn đề cơ bản làm nên nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử, bài viết sau là một đóng góp của chúng tôi trong việc tìm hiểu khái niệm tiểu thuyết lịch sử một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
Nguồn:
Tác giả: ĐOÀN THỊ HUỆ
Tóm tắt: Dựa trên nguồn tư liệu điền dã của tác giả, bài viết khảo cứu về nghề dệt truyền thống của nhóm người Chil ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với các nội dung: kỹ thuật trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi, dệt vải và sản phẩm; cách tổ chức sản xuất và phân công lao động; đánh giá thực trạng; đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị kinh tế, xã hội và văn hóa của nghề dệt. Nghiên cứu nghề dệt cổ truyền, của người Chil cho thấy họ có trình độ tay nghề tinh xảo, nghề dệt đã phát triển lâu đời và các sản phẩm dệt của họ là những thành tố văn hóa của cư dân nông nghiệp.
Nguồn:
Tác giả: VÕ TẤN TÚ
Tóm tắt: Xu hướng nghiên cứu liên ngành, đa ngành đang thu hút nhiều mối quan tâm của những người làm công việc nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận thấy bài viết Kinh tế học và nhà sử học kinh tế hiện đại của Ran Abramitzky(1) có nhiều thông tin hữu ích. Vì vậy, chúng tôi đã chọn một số nội dung từ bài viết này để dịch và giới thiệu với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Trong bài viết này, Abramitzky muốn nhấn mạnh vai trò của sử học kinh tế trong lĩnh vực kinh tế học. Tác giả thấy rằng kể từ cuộc hội thảo của Hiệp hội kinh tế Mỹ năm 1984 tại Dallas, đã có một sự gia tăng đáng kể tỉ lệ phần trăm các bài báo viết về lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu. Tác giả cho rằng sử học kinh tế là một cơ sở để kiểm chứng lý thuyết kinh tế, giúp cải thiện chính sách kinh tế, hiểu các cơ chế kinh tế, và trả lời các câu hỏi quan trọng về kinh tế. Tác giả cũng cho biết sự gia tăng tính sẵn có của sử liệu có chất lượng ở cấp độ vi mô, sự giảm chi phí do việc số hóa dữ liệu, và việc sử dụng các phương pháp có thể chuyển đổi các thông tin định tính quy mô thành các dữ liệu định lượng như hiện nay có thể sẽ làm cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế trở nên dễ dàng hơn trong tương lai.
Nguồn:
Tác giả: RAN ABRAMITZKY - VŨ THỊ THU THANH lược dịch
Tóm tắt: Nghiên cứu văn bia hay bi ký học, ngoài sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản của Hán Nôm học ra, còn có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học của nhiều ngành khoa học khác, vì nội dung của văn bia phong phú, đa dạng, ghi chép về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Việc chỉnh lý, nghiên cứu văn bia cần lựa chọn phương pháp nghiên cứu hiệu quả, nắm chắc tư liệu, tăng cường xây dựng lý luận khoa học có thể giúp nâng cao tính học thuật trong nghiên cứu và khai thác đầy đủ các giá trị của văn bia.
Nguồn:
Tác giả: PHẠM NGỌC HƯỜNG
Tóm tắt: Từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ. Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thụ đắc ngôn ngữ, và sự kết hợp dịch thuật với phương pháp giao tiếp có thể giúp người học năng động hơn trong việc lĩnh hội từ vựng. Bài viết trình bày một vài hoạt động dịch thuật theo hướng giao tiếp để giúp người học củng cố, vận dụng các từ vựng mới học trong ngữ cảnh giao tiếp thực tế, giúp tăng mức độ tương tác trong giao tiếp bằng ngoại ngữ thông qua các bài thực hành nhóm, giúp người học nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng sử dụng từ ngữ một cách chủ động.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC - NGUYỄN THỊ KIỀU THU
Tóm tắt: Sử dụng kết quả khảo sát định lượng năm 2015 tại 5 tỉnh Tây Nguyên, bài viết phân tích tính tách biệt xã hội của phụ nữ các dân tộc thiểu số so với nam giới và so với phụ nữ người Kinh trong tiếp cận nguồn lực và chăm sóc sức khỏe. Kết quả cho thấy, mặc dù các chính sách của Chính phủ đã cải thiện đáng kể tình trạng kinh tế - xã hội của phụ nữ các dân tộc thiểu số, vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa họ so với nam giới và so với phụ nữ người Kinh về mức thu nhập, về tình trạng bệnh tật và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Điều này đặt ra vấn đề về việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả của các chính sách dành cho các nhóm yếu thế mà phụ nữ các dân tộc thiểu số là nhóm mục tiêu quan trọng.
Nguồn:
Tác giả: ĐẶNG NGUYÊN ANH
Tóm tắt: Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa những năm gần đây đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh di chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm, dẫn đến tình trạng quá tải về việc sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng tại đây. Bài viết đề cập đến khả năng đáp ứng về nhà ở và cơ sở hạ tầng (điện nước, đường xá, cầu cống, môi trường,...) tại 5 quận có số lượng người nhập cư nhiều tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần người nhập cư thu nhập thấp hiện đang sống trong những căn nhà trọ có cơ sở hạ tầng nghèo nàn, không được hưởng các chế độ điện nước như cư dân tại chỗ, tỷ lệ tiếp cận nguồn nước sạch vẫn chưa nhiều. Các dịch vụ giao thông công cộng: đường xá, cầu cống, vệ sinh môi trường đã có những chuyển biến tốt hơn trước, tuy nhiên tại các khu tập trung đông dân nhập cư sinh sống vẫn còn tình trạng ngập úng, triều cường gây khó khăn cho việc đi lại làm ăn và sinh hoạt.
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN THỊ BẢO HÀ
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​