Tóm tắt: Từ thế kỷ XVI, sau hàng trăm năm được “Việt hóa”, Nho giáo theo chân người Việt đi “mở cõi”. Trong các thế kỷ XVII-XVIII, họ Nguyễn đã cố gắng sử dụng Nho giáo trong việc xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền Đàng Trong, biến học thuyết này trở thành nền tảng tư tưởng để xây dựng Đàng Trong thành một cơ nghiệp vững bền. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đặc biệt của Đàng Trong, chủ trương lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng “chính thống” vì thế không hoàn toàn được như mong muốn chủ quan của các chúa Nguyễn.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 01 năm 2014
Tác giả: TRẦN THUẬN - LÊ BÁ VƯƠNG
Tóm tắt: Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (1914 - 1987)
Nguồn:
Tác giả: Hồ Hữu Nhựt
Tóm tắt: Heng là những hình vẽ được sử dụng trong tang lễ của người Chăm Ahier. Tục lệ này có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, có liên quan đến thần Hamsa, là vật cưỡi của thần Brahma. Trong nghi lễ hỏa táng, hình tượng Heng của người Chăm có vai trò quan trọng và được thể hiện khác nhau theo 4 đẳng cấp của Balamon giáo.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 01 năm 2014
Tác giả: QUẢNG TRỌNG TUÂN
Tóm tắt: Có rất nhiều yếu tố tác động đến bước đường di cư và định cư của nhóm người Minh Hương đầu tiên tại Việt Nam như chính trị, kinh tế, phong tục tập quán…, nhưng một yếu tố nổi bật chính là tinh thần Nho giáo, một tư tưởng thống trị, quyết định việc đi ở của các nho sĩ quan lại, và tạo ra sự gắn kết tự nhiên giữa các dân tộc ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của tư tưởng này.
Trong trường hợp người Minh Hương tại Việt Nam, luân thường Nho giáo không những là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự dừng chân của thế hệ đầu trong nhóm người này tại Việt Nam để xin được làm bề tôi của chúa Nguyễn, mà nó còn xuyên suốt nhiều thế hệ người Minh Hương sau này, giúp họ ngày càng hòa đồng sâu sắc vào đời sống xã hội Việt Nam trong một quá trình không ngừng Việt hóa.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 01 năm 2014
Tác giả: LÊ THỊ VĨ PHƯỢNG