TÂM THỨC DÂN GIAN QUA TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ VÙNG THỦ THIÊM

26/04/2020

Thủ Thiêm (Quận 2) là một vùng chỉ dọc mé sông Giồng Ông Tố cập sông Sài Gòn, được hình thành từ những gia đình sống bằng nghề sông nước lâu đời. Cùng với quá trình giao lưu buôn bán và định cư, tín ngưỡng thờ Bà (thờ Mẫu) hình thành với hệ thống Miễu Bà ven sông. Từ 1996, sau khi chính quyền TPHCM thực hiện chính sách quy hoạch giải tỏa vùng Thủ Thiêm, các ông thủ miếu và dân bản địa đã “tạm trú” các tượng, cơ sở thờ tự đến địa điểm khác và mong mỏi có sự khôi phục lại miếu thờ. Việc “tạm trú” đồ thờ đến các vùng lân cận thể hiện cố kết cộng đồng vẫn còn, và nơi tạm trú ấy lại là nơi để những cư dân bản địa có thể gặp nhau, sinh hoạt cộng đồng cùng nhau. Điều đó cũng cho thấy tâm thức dân gian có sức mạnh lớn trong việc lưu giữ ký ức về một vùng đất, góp phần xây dựng một lớp văn hóa và định hình giá trị sống cho cộng đồng hiện tại.

 


ĐOÀN THỊ CẢNH

​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​