QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY VỚI ĐÀNG TRONG CỦA ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVII-XVIII: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

20/02/2017

Thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn phát triển sôi động của kinh tế Đại Việt nói chung, đặc biệt là kinh tế Đàng Trong nói riêng. Trong bối cảnh cần một lực đẩy để nhanh chóng nâng cao sức mạnh của mình trong thế đối sánh với Đàng Ngoài nhằm giữ vững và phát triển vùng đất mới gây dựng, chúa Nguyễn đã có những chính sách thông thoáng kêu gọi và thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phương Tây, phát triển nền kinh tế ngoại thương. Thời gian này, hầu hết các nền hải thương lớn của thế giới như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… đều tìm đến, đặt vấn đề và tiến hành các hoạt động buôn bán với Đàng Trong. Đây là một hiện tượng đặc biệt chưa từng có trong lịch sử trước đó.


NGUYỄN ĐÌNH CƠ

​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​