MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở THÔN ĐĂK LIÊN, XÃ ĐĂK NHAU, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC: TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN HỌC SINH THÁI VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA

08/11/2016

Bài viết dựa trên một số ví dụ trong văn hóa ẩm thực của người M’nông để nói về quan điểm của nhân học sinh thái. Bằng nguồn tư liệu điền dã sâu tại cộng đồng người M’nông ở thôn Đắk Liên, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước do giảng viên cùng với sinh viên Khoa Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM) thực hiện trong 2 năm (từ năm 2012 đến 2013), bài viết phân tích về sự thích nghi trong văn hóa của người M’nông với môi trường sinh thái, cũng như đề cập các yếu tố tác động từ bên ngoài như tiếp biến văn hóa, chính sách phát triển của nhà nước nhằm mục đích minh chứng môi trường sinh thái không phải là nhân tố cốt lõi tác động đến sự biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói chung và tộc người M’nông ở Bình Phước nói riêng.

 


HUỲNH NGỌC THU

​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​