06/09/2016
Thuyết Sinh thái văn hóa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ vào giữa thế kỷ XX nhằm lý giải các sắp xếp của con người dựa trên sự thích nghi với môi trường sinh thái. Mặc dù lý thuyết này thường bị phê phán là không quan tâm đến sự tác động của các yếu tố ngoại sinh trong quá trình hình thành nền văn hóa và không chú ý đến sự biến đổi văn hóa nhưng lý thuyết có giá trị nhất định khi lý giải cho sự thích nghi của con người với các vùng sinh thái cụ thể từ góc nhìn yếu tố nội sinh.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chỉ mới chú ý lý giải các hiện tượng văn hóa như một sự thích nghi trực tiếp với môi trường để hình thành nên các văn hóa đặc trưng vùng miền, ít nhiều khác với thuyết Sinh thái văn hóa truyền thống vốn chú trọng đến lõi văn hóa hay hạt nhân văn hóa, các yếu tố tổ chức xã hội và tôn giáo, như sự thích nghi chủ yếu của các nhóm người đối với môi trường. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về kinh tế - chính trị như hiện nay, bài viết đưa ra những hướng tiếp cận gợi mở từ góc độ sinh thái văn hóa cho những nghiên cứu trong tương lai.
NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN