11/05/2016
Bài viết được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu trường hợp xã Hiệp Phước, một xã nông thôn nghèo nằm về phía đông nam của huyện Nhà Bè, TPHCM, vốn có điều kiện tự nhiên không thuận lợi do bị nhiễm mặn khá nặng nề. Sau năm 1975, người dân xã Hiệp Phước được vận động đưa đất vào tập đoàn làm ăn tập thể. Người nông dân từ chỗ là chủ sở hữu đất đai trong kháng chiến đã trở thành người làm chung trong tập đoàn, sở hữu cá thể nhường chỗ cho sở hữu tập thể. Đến năm 1988, với chính sách “khoán 10”, người nông dân được “cởi trói”, họ lại được làm chủ trên mảnh đất của mình. Đến năm 1993, khi Luật Đất đai ra đời, quyền lợi của người nông dân lại được củng cố thêm một bước khi Nhà nước cho phép người dân được mua bán, sang nhượng đất đai. Việc chuyển đổi từ hình thức sở hữu tập thể sang hình thức “sở hữu tư nhân hạn chế” đã thúc đẩy sự phát triển của xã cũng như cải thiện đời sống của người nông dân, nhưng cũng tạo ra một số khó khăn đối với xã hội.
TRỊNH THỊ LỆ HÀ