DI TÍCH ĐẤT ĐẮP DẠNG TRÒN: GIÁ TRỊ VĂN HÓA-LỊCH SỬ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

14/08/2015

Di tích đất đắp dạng tròn là một loại hình đặc biệt của khảo cổ học Nam Bộ. Cho đến 
nay đã có 46 di tích được phát hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Các kết quả nghiên cứu gần đây đã cho thấy đây là loại hình di tích mang tính chất cư trú có phòng ngự, 
thể hiện nỗ lực thích nghi với môi trường thiên nhiên hoang dã của các cộng đồng cư 
dân cổ cách ngày nay khoảng 4.000 đến 3.000 năm. Bài viết nhằm xác định giá trị văn hóa-lịch sử, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị cho loại hình di 
tích đất đắp dạng tròn.

BÙI CHÍ HOÀNG - NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN

​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​