Tóm tắt: Trong những năm qua, Việt Nam đã có những chính sách đầu tư phát triển con người, coi con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển. Việc phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đã mang lại những thay đổi tích cực trong chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như sự phát triển toàn diện con người nói riêng. Bài viết khái quát một số chính sách có liên quan đến việc phát triển con người, đồng thời đưa ra một số thành tựu trong việc thực thi chính sách phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 3(295)2023
Tác giả: ĐẶNG THỊ TUYẾT
Tóm tắt: Khổng Tử sống ở thời Xuân Thu (551 - 479 TCN), song những giá trị tư tưởng của ông không chỉ có ảnh hưởng đương thời mà còn kéo dài về sau. Tư tưởng trung dung là một trong những thành tựu của Nho giáo được Khổng Tử phát triển. Bằng phương pháp lịch sử, logic và thống kê, nghiên cứu góp phần làm rõ tư tưởng trung dung của Khổng Tử trong giáo dục đạo đức, trong các quan hệ, ứng xử xã hội.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 3(295)2023
Tác giả: TRẦN HỒNG LƯU - NGUYỄN HỮU ANH
Tóm tắt: Chùa Minh Khánh là ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng tại thị trấn Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Chùa được xây dựng từ thời Lý, trải qua nhiều đợt trùng tu và được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1990. Hiện nay chùa còn lưu giữ 49 tư liệu Hán Nôm, trong đó có 34 tư liệu (tương ứng 69%) liên quan đến Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thông qua nội dung tư liệu này, bài viết khảo cứu về mối liên hệ giữa chùa Minh Khánh và Trần Nhân Tông. Qua đó, bài viết góp phần làm rõ quá trình xuất gia tu đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông và sự sùng kính của nhân dân đối với Phật hoàng.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 3(295)2023
Tác giả: PHAN THANH HOÀNG - NGUYỄN XUÂN BẢO
Tóm tắt: Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa giúp các doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm và dịch vụ của mình trên thị trường xuất khẩu, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ. Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, dựa trên 2 điều ước: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid. Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid được bảo hộ rộng hơn, tối đa tại 130 quốc gia là thành viên của liên minh Madrid. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó đề xuất một số kiến nghị giúp các doanh nghiệp vận dụng quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế để nâng cao giá trị thương hiệu, năng lực cạnh tranh và hướng tới sự thành công của chiến lược kinh doanh toàn cầu.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 3(295)2023
Tác giả: ĐẶNG THỊ THÚY THÀNH
Tóm tắt: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, vai trò của nhân lực ngày càng được chú trọng. Đối với các ngành nghề đòi hỏi nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu thì vấn đề thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là bài toán ưu tiên hàng đầu. Nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tìm hiểu vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PV Drilling. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững, Tổng Công ty cần thực hiện đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ tương quan với yêu cầu công việc và những thách thức về nhân lực trong giai đoạn mới để từ đó có định hướng, giải pháp phù hợp.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 3(295)2023
Tác giả: NGUYỄN TRẦN BẢO LÂN
Tóm tắt: Tô tem sói là tác phẩm nổi bật của Khương Nhung - nhà văn đương đại Trung Quốc. Tác phẩm này gợi mở nhiều vấn đề cho nghiên cứu, học thuật, có tính đối thoại về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Nghiên cứu kiến giải tính đa nghĩa và một số phương thức tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho biểu tượng sói trong tiểu thuyết Tô tem sói của Khương Nhung. Soi chiếu biểu tượng từ góc nhìn phân tâm học, người viết chỉ rõ tính tô tem của sói - huyền thoại vật tổ của dân tộc Mông Cổ, tính đối thoại về văn hóa - lịch sử giữa văn minh nông canh và văn minh du mục; đồng thời chỉ rõ thành công của Khương Nhung trong việc sử dụng các thủ pháp so sánh, nhân hóa và liên văn bản nhằm tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho biểu tượng sói.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 3(295)2023
Tác giả: PHẠM TUẤN ANH - NGUYỄN THỤY THÙY DƯƠNG
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​