Tóm tắt: Bán hàng rong là hoạt động kinh tế phi chính thức, tồn tại ở hầu hết đô thị như một hoạt động xã hội gắn liền với bản sắc đô thị. TPHCM, một đô thị đông dân hàng đầu Việt Nam, hiện có số lượng người bán hàng rong rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, góp phần giải quyết sinh kế cho người thu nhập thấp nhưng vẫn bảo đảm diện mạo đô thị, “mô hình thí điểm bán hàng rong” được chính quyền TPHCM đưa vào áp dụng trên một số tuyến phố. Bài viết phân tích, đánh giá hoạt động thí điểm của mô hình này tại đường Nguyễn Văn Chiêm và công viên Bách Tùng Diệp (TPHCM) dựa trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó góp phần làm rõ mức độ phù hợp của mô hình trong đời sống đô thị của Thành phố hiện nay.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 11 năm 2019
Tác giả: NGUYỄN NGỌC DIỄM
Tóm tắt: Kinh tế của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo. Trước đổi mới, sản xuất nông nghiệp của người Chăm mang tính tự túc, tự cấp; sang thời kỳ kinh tế thị trường, sự vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã làm chuyển đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp của người Chăm trở thành hàng hóa, là nhân tố quyết định nâng cao đời sống cộng đồng người Chăm ở vùng Ninh Thuận và Bình Thuận.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 11 năm 2019
Tác giả: LÝ HOÀNG NAM
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu thực trạng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản trong những năm gần đây tại TPHCM, đồng thời phân tích nguyên nhân của những mặt tích cực và hạn chế dưới góc độ thực tiễn và pháp lý. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các đề xuất trong việc áp dụng qui định pháp luật nhằm thúc đẩy việc thu hút và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM trong lĩnh vực bất động sản thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 11 năm 2019
Tác giả: NGÔ HOÀNG OANH
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu một cách khái quát công việc của những nhà cung cấp độc lập, cụ thể là những tài xế Grabbike, trong nền kinh tế chia sẻ. Thông qua những cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện tại TPHCM, bài viết chỉ ra vai trò của Grab trong việc tạo ra nhiều việc làm mới và cải thiện tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy các tài xế Grabbike có thể đối mặt nhiều rủi ro trong quá trình làm việc. Vì vậy, bài viết đề xuất cơ quan chức năng cần có thể chế pháp lý sớm xác định tính chính thức trong hoạt động nghề nghiệp của tài xế Grabbike; đồng thời để họ được đảm bảo các quyền lợi và có trách nhiệm hơn trong hoạt động dịch vụ vận tải.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 11 năm 2019
Tác giả: ĐỖ LÝ HOÀI TÂN