Tóm tắt: Khoan dung là một trong những yếu tố phổ biến trong hệ giá trị đạo đức, chính trị của dân tộc Việt Nam, có cội nguồn sâu xa từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Triết lý ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng nhân văn của Người. Thấm nhuần tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương và chính sách “an dân”, đại đoàn kết dân tộc, dung hòa các mặt đối lập vì mục tiêu lớn, đồng thời tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thêm bạn bớt thù, tiếp thu tinh hoa nhân loại vì sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa khoan dung trở thành một trong những kích thích tố, động lực của sự nghiệp đổi mới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(277)2021
Tác giả: ĐINH NGỌC THẠCH - LÊ THỊ MINH THY
Tóm tắt: Biển Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Những năm gần đây, môi trường biển đang bị ảnh hưởng không ít bởi các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên để phục vụ cho phát triển kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi cần có một công cụ đủ mạnh mang tính liên vùng, đảm bảo hài hòa giữa phát triển bền vững kinh tế biển trong thời gian tới gắn với bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển. Bài viết đưa ra vấn đề về phát triển kinh tế biển bền vững, định hướng phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường biển, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(277)2021
Tác giả: VŨ TUẤN HƯNG - NGUYỄN DANH NAM
Tóm tắt: Hộ kinh doanh (hay hộ kinh doanh cá thể(1)) hiện nay đang là một chủ đề được quan tâm từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hộ kinh doanh được hiểu bao gồm cả hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh (hộ kinh doanh thuộc khu vực chính thức) và hộ kinh doanh không có giấy phép kinh doanh (hộ kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức(2)). Trên thực tế ở Việt Nam, dường như không có nhiều sự khác biệt giữa hộ kinh doanh phi chính thức và hộ kinh doanh chính thức. Đó cũng là lý do những nghiên cứu về hộ kinh doanh thường gắn với khu vực phi chính thức và gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những tranh luận về việc “chính thức hóa” hộ kinh doanh, nhất là ở những thành phố lớn như TPHCM. Bài viết tổng quan về tình hình nghiên cứu hộ kinh doanh và khía cạnh “chính thức hóa” hộ kinh doanh tại Việt Nam; qua đó xác định những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(277)2021
Tác giả: HOÀNG THỊ THU HUYỀN
Tóm tắt: Hoạt động du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây đã và đang diễn ra hết sức sôi động, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương là những chủ thể quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch nông nghiệp. Thông qua kết quả khảo sát 350 người là đại diện doanh nghiệp hoặc hộ gia đình có cung cấp dịch vụ/sản phẩm du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết tìm hiểu quan điểm của doanh nghiệp và cộng đồng địa phương về sự phát triển của du lịch nông nghiệp cũng như ghi nhận những đề xuất từ nhóm chủ thể này nhằm tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch nông nghiệp vùng.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(277)2021
Tác giả: NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN - NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH - TRẦN TUYÊN
Tóm tắt: Trong thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945), hệ thống Tây y được bảo hộ, y học cổ truyền của Việt Nam bị chính quyền thuộc địa không ngừng hạn chế và tìm cách loại bỏ. Tuy nhiên, y học cổ truyền, hay còn gọi là Đông y, vẫn được người dân tín nhiệm và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích sử liệu và cách tiếp cận của lịch sử y tế để tìm hiểu tình hình hoạt động Đông y dưới thời Pháp thuộc. Đặc biệt là hoạt động Đông y dưới tác động của những chính sách, quy định về y tế được ban hành của chính quyền thuộc địa Pháp.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(277)2021
Tác giả: MAI THỊ MỸ VỊ
Tóm tắt: Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy Phật giáo đã xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long từ trước thế kỷ thứ V. Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thế kỷ I-VI ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nhiều yếu tố ngoại nhập, với nhiều đồ tạo tác mang phong cách Gandhara và Mathura hay Bắc Ngụy. Bên cạnh đó, một số tượng gỗ được chế tác ở Đồng Tháp Mười, với kiểu dáng mảnh mai, mang dấu ấn nghệ thuật Sarnath. Sang thời kỳ tiếp theo vào các thế kỷ VII-IX, kết quả nghiên cứu khảo cổ học gần đây cung cấp những hiểu biết quan trọng về Phật giáo trên vùng đất này. Nhiều biểu tượng của chư Phật và Bồ tát của Kim Cương Thừa như A Di Đà, Quán Âm và Trì Minh Vương được tôn thờ. Các bức tượng thời kỳ này cũng cho thấy rõ nét các phong cách bản địa ảnh hưởng từ các quốc gia Đông Nam Á, như nhóm tượng Bồ tát, tượng Phật đứng ảnh hưởng từ Mon-Dvaravati hoặc tượng Phật ngồi bán kiết già và ngồi kiểu đại sư ảnh hưởng từ Java.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 9(277)2021
Tác giả: ĐẶNG NGỌC KÍNH
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​