Tóm tắt: Từ lâu, cộng đồng xã hội học quốc tế đồng thuận rằng lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx và Max Weber là hai nền tảng cổ điển cho nghiên cứu xã hội học về phân tầng xã hội. Dựa trên hai nền tảng ấy, các nhà xã hội học khái niệm hóa và thao tác hóa thành những khung phân loại phân tầng xã hội để có thể làm thực nghiệm, trong đó nổi bật là nỗ lực nhiều năm của Erik Olin Wright và John Harry Goldthorpe. Bốn mươi năm qua, nhiều học giả tiếp tục vận dụng hai khung phân loại của Wright và Goldthorpe theo những cách khác nhau để khảo sát thực nghiệm cơ cấu phân tầng các xã hội cụ thể. Từ cuối thập niên 1990 đến nay, David Bryan Grusky liên tục cập nhật cảnh quan nghiên cứu phân tầng xã hội quốc tế và đề xuất mô hình phân tích tám tài nguyên phân tầng xã hội.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(275)2021
Tác giả: BÙI THẾ CƯỜNG
Tóm tắt: Trong ba thập kỷ qua, chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam từng bước được xây dựng, củng cố và dần hoàn thiện. Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã chủ động triển khai và vận dụng sáng tạo chính sách bảo hiểm y tế quốc gia, nên tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, ở một số địa phương kết quả này vẫn còn hạn chế, do nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách bảo hiểm y tế còn hạn chế; tuyến y tế cơ sở chưa thực sự đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân… Bài viết khái quát về chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam; thông qua nguồn tài liệu thứ cấp, đánh giá tình hình tham gia bảo hiểm y tế của người dân trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm y tế trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(275)2021
Tác giả: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
Tóm tắt: Qua phân tích tính hiệu quả và từ thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối thực phẩm, muối công nghiệp ở huyện Cần Giờ (TPHCM) bị gián đoạn, hàng loạt diện tích sản xuất muối trước đây đã chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích với quy mô lớn, bài viết đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị kinh tế ngành hàng muối cho diêm dân vùng biển Cần Giờ.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(275)2021
Tác giả: LÊ THANH HÒA - NGÔ HOÀNG ĐẠI LONG - NGUYỄN THỊ OANH
Tóm tắt: Hoạt động tuần du vào thời Nguyễn được đề cập khá nhiều trong các nguồn tư liệu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Dựa trên sử liệu từ bộ Đại Nam thực lục bài viết tìm hiểu số lượng, thời điểm, thời lượng, quy mô, mục đích và phương thức tiến hành các cuộc tuần du của các hoàng đế triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1883, với mong muốn mở ra một góc nhìn mới về hoạt động tuần du của vương triều quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(275)2021
Tác giả: TRƯƠNG ANH THUẬN
Tóm tắt: Chủ nghĩa cộng đồng là một trào lưu triết học chính trị nổi tiếng ở phương Tây, đã phát triển rực rỡ tại Hoa Kỳ và Canada nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích triết học chính trị của M. Sandel, bài viết tập trung phân tích những hạn chế về mặt lý thuyết của chủ nghĩa cộng đồng cũng như lý do M. Sandel từ chối việc bị gắn tên chủ nghĩa cộng đồng và ủng hộ luận thuyết về chủ nghĩa cộng hòa dân sự theo góc nhìn truyền thống. Cuối cùng, bài viết chỉ ra rằng chủ nghĩa cộng hòa hiện đại còn nhiều điểm chưa rõ ràng theo M. Sandel. Qua đó, bài viết có những đóng góp nhất định giúp các nhà nghiên cứu phân định được lập trường chính trị của Sandel, cung cấp và phân tích rõ những nội dung cơ bản của triết học chính trị chủ nghĩa cộng đồng phương Tây đương đại, về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, công lý và điều tốt, đạo đức và chính trị.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(275)2021
Tác giả: NGUYỄN HÙNG VƯƠNG - NGÔ KHẮC SƠN
Tóm tắt: Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Phật giáo luôn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của người dân. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, Phật giáo Nam Bộ đã gặp nhiều thách thức về chính trị, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo... tuy nhiên, thời kỳ này nhiều tăng sĩ, cư sĩ có tâm huyết với Phật giáo đã vận động Giáo hội Tăng già cải cách và kết quả là phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ hình thành và lan ra miền Trung, miền Bắc. Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng sử học tôn giáo nhằm nêu lên hai khuynh hướng vận động cơ bản của Phật giáo Nam Bộ thời kỳ này: thành lập các hội Phật giáo cùng sự ra đời của những tạp chí Phật học; hình thành các hệ phái Phật giáo mới.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) - Số 7(275)2021
Tác giả: NGUYỄN VĂN QUÝ
​​
Tạp chí khoa học xã hội                                               
 270 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, 
TP. Hồ Chí Minh
​​​​​​