Tóm tắt: Với bài bản(2) Tài tử(3), người nghe không chỉ có nhu cầu thưởng thức âm nhạc qua bản Tài tử, mà còn cảm nhận lĩnh hội nội dung ý tưởng của bài Tài tử. Do vậy, việc dùng ngôn từ chuyển tải nội dung phải được đặt trong sự hài hòa với âm nhạc của bản Tài tử. Một bài bản Tài tử mẫu mực đòi hỏi soạn giả phải am tường nhạc lý để thể hiện ngôn từ có sự liên kết vần, hài hòa thanh vận, từ ngữ với âm nhạc của bản Tài tử; đồng thời, khéo kết hợp các yếu tố ngôn ngữ vốn có của tiếng Việt gồm: từ thuần Việt và Hán Việt, thể hiện phù hợp với phong cách và sắc thái biểu cảm của văn chương. Có thể nói soạn giả Viễn Châu đã đạt đến những giá trị nghệ thuật này trong bài Tài tử Tống tửu Đơn Hùng Tín
Nguồn:
Tác giả: HUỲNH CÔNG TÍN - VŨ VĂN NGỌC
Tóm tắt: Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, đạo Cao Đài nổi bật ở tinh thần “dung hợp vạn giáo” và ở nỗ lực trở thành “Tôn giáo của sự hợp nhất”. Đáng chú ý là tinh thần dung hợp Tam giáo lẫn Thiên Chúa giáo, cụ thể là Công giáo, trong đạo Cao Đài biểu hiện rõ nét tinh thần dung hợp văn hóa Đông-Tây với lý tưởng xây dựng một tôn giáo hợp nhất mang tính toàn cầu. Trong bài viết này, từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi đi sâu phân tích một số yếu tố Công giáo tiêu biểu được dung hợp trong đạo Cao Đài như cách biểu thị về Đấng Tối cao và sự phổ quát của Đạo; cách thức cứu độ, truyền dạy đạo đức và cách tổ chức của Đạo – những điều đã góp phần làm nên diện mạo khá riêng biệt của đạo Cao Đài và có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp tôn giáo này tồn tại, phát triển
Nguồn:
Tác giả: NGUYỄN VĂN HIỆU
Tóm tắt: Di tích hòa Diêm có niên đại từ 800BC đến 250AD.Qua 4 lần khai quật có 81 mộ táng với 3 loại hình: mộ huyệt đất mộ vò và mộ chum được phát hiện. Tư liệu mộ táng cho thấy dưới tác động của những tiếp xúc văn hóa qua mạng lưới thương mại đường biển, cónhững thay đổi về táng thức, nhân chủng và số lượng và loại hình của tùy táng.Ở táng thức là sự xuất hiện phổ biếnhơn của các mộ chum bên cạnh truyền thống mộ đất.Sự tăng cường quan hệ trao đổi cũng thể hiện qua số lượng và nguồn gốc của đồ tùy táng khi các mộ sớm hầu như không có tùy táng, thìnhiều mộ muộn (mộ chum) có chôn theo gốm, công cụ sắt và hạt chuỗi, với nguồn gốc từ Đông Nam Á hải đảo, Ấn Độ và Trung Hoa. Ngoài ra, hình thái sọ của mộ đất gần với Australo-Melanesian và Hoabinhian, cư dân cổ Đông Nam Á, có thể là nhóm chiếm cư trước. Trong khi, nhóm mộ chum,thì gần với nhóm Đông Á và Đông Nam Á hiện đại,có thể di cư đến sau.
Nguồn:
Tác giả: ĐẶNG NGỌC KÍNH
Tóm tắt: Bài viết dựa trên một số ví dụ trong văn hóa ẩm thực của người M’nông để nói về quan điểm của nhân học sinh thái. Bằng nguồn tư liệu điền dã sâu tại cộng đồng người M’nông ở thôn Đắk Liên, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước do giảng viên cùng với sinh viên Khoa Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM) thực hiện trong 2 năm (từ năm 2012 đến 2013), bài viết phân tích về sự thích nghi trong văn hóa của người M’nông với môi trường sinh thái, cũng như đề cập các yếu tố tác động từ bên ngoài như tiếp biến văn hóa, chính sách phát triển của nhà nước nhằm mục đích minh chứng môi trường sinh thái không phải là nhân tố cốt lõi tác động đến sự biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói chung và tộc người M’nông ở Bình Phước nói riêng.
Nguồn:
Tác giả: HUỲNH NGỌC THU
Tóm tắt: Bài viết này sử dụng số liệu của hai xã là Hải Vân thuộc tỉnh Nam Định và Thân Cửu Nghĩa thuộc tỉnh Tiền Giang nhằm phân tích sự khác biệt trong cách thức tham gia vào đời sống hội nhóm và các liên kết dân sự của người dân nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu định lượng cho thấy việc tham gia vào hội nhóm ở xã Hải Vân tích cực hơn so với ở xã Thân Cửu Nghĩa. Cơ chế gắn kết của các loại liên kết xã hội của người dân được khảo sát ở Hải Vân cũng tỏ ra chắc chắn và mang lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần, thông tin hơn, trong khi người dân Thân Cửu Nghĩa sử dụng liên kết xã hội đặc biệt là các đoàn thể chính thức nhằm tìm kiếm các giúp đỡ về vật chất. Kết quả này được cho có nguồn gốc từ sự khác biệt cơ cấu tổ chức xã hội, nơi mà làng xã miền Bắc vẫn mang dáng dấp làng xã cổ truyền khép kín, với quan hệ nội tại mạnh mẽ, trong khi làng xã miền Nam có xu hướng mở với các liên kết xã hội tự do và phục vụ lợi ích kinh tế nhiều hơn.
Nguồn:
Tác giả: BÙI NGỌC HỒNG - NGUYỄN TRUNG KIÊN
Tóm tắt: Tuy là kẻ yếu thế, nhưng người nông dân vẫn có vũ khí riêng để bảo vệ cho lợi ích của họ trước những đòi hỏi của tầng lớp bên trên. Bằng những nghiên cứu thường nghiệm, James C. Scott và Ben Kerkvliet đã cho thấy những hoạt động chính trị thường nhật của nông dân có thể tác động đến chính sách quốc gia và thay đổi xã hội. Một số công trình nghiên cứu về nông dân Việt Nam cũng đã thừa nhận vai trò của họ trong việc hình thành các chính sách quốc gia thời kỳ Đổi mới. Bài viết sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu từ việc vận dụng lý thuyết này.
Nguồn:
Tác giả: VŨ THỊ THU THANH
Tóm tắt: Đạo đức học là một bộ phận quan trọng của khoa học thực tiễn (chính trị học và đạo đức học) trong hệ thống triết học của Aristote (khoa học lý luận, khoa học thực tiễn và khoa học sáng tạo). Khác với khoa học lý luận chuyên nghiên cứu về chân lý, đạo đức học Aristote bàn về mục đích sống của con người và mối quan hệ giữa người với người thông qua hành vi đạo đức. Trong đó ông cho rằng, con người luôn mong muốn có một cuộc sống tốt, tức là một cuộc sống hạnh phúc và đưa ra cách thức để con người có thể đạt được hạnh phúc thông qua giáo dục và thực hành đức hạnh. Bài viết trình bày và phân tích những vấn đề trên trong tác phẩm Đạo đức học của Nicomaque của Aristote.
Nguồn:
Tác giả: NGÔ THỊ MỸ DUNG
|
|